Khám Phá Di Truyền Ngoài Nhân: Đặc Điểm và Ý Nghĩa

  Di truyền ngoài nhân là gì? Đặc điểm của di truyền ngoài nhân như thế nào?… Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi mời bạn đọc theo dõi những cập nhật ngay sau đây.


Di truyền ngoài nhân

Khám Phá Di Truyền Ngoài Nhân: Khái Niệm và Ý Nghĩa

Di truyền ngoài nhân (tiếng Anh: Extranuclear inheritance) hay di truyền tế bào chất (Cytoplasmic inheritance) là hiện tượng DNA (ADN) ở ngoài nhân được truyền đạt cho thế hệ con. Thông thường, phân tử DNA ấy nằm ở một số bào quan trong tế bào: ti thể (mtDNA) và lục lạp (cpDNA). Thông thường, sự di truyền này diễn ra theo hình thức giới cái truyền cho đời sau nên hiện tượng này còn có thể gọi là di truyền theo dòng mẹ (Maternal inheritance, cần phân biệt thuật ngữ với Hiệu ứng dòng mẹ).

Cần lưu ý rằng:

Ở thực vật, di truyền tế bào chất là di truyền ADN trong cả ti thể và lục lạp.
Ở động vật, di truyền tế bào chất chỉ là sự di truyền ADN trong ti thể (do chỉ có tế bào thực vật mới có lục lạp).
Bên cạnh sinh vật nhân thực, sinh vật nhân sơ cũng có di truyền ngoài nhiễm sắc thể, cụ thể là di truyền ở plasmid (plasmid là phân tử DNA vòng, nhỏ, không mang hệ gen chính của bộ gen).

Các Loại Di Truyền Ngoài Nhân: Phân Tích và Hiểu Biết Sâu Hơn

Theo đó, có 3 dạng di truyền ngoài nhiễm sắc thể:

Thứ nhất, di truyền Lục Lạp.
Thứ hai, di truyền Ti Thể.
Thứ ba, di truyền Plasmid.

Di Truyền Lục Lạp

Di truyền lục lạp là quá trình kế thừa DNA lục lạp quy định và chỉ xuất hiện ở thực vật (do động vật không có lục lạp).

Ví dụ về di truyền lục lạp:

Năm 1909, Co-ren, nhà di truyền học thực vật người Đức đã phát hiện ra hiện tượng này đầu tiên từ thí nghiệm trên cây hoa phấn (tên khoa học là Mirabilis Jalapa). Ông nhận thấy trên cùng một cây hoa phấn có thể có ba loại nhánh với màu sắc không giống nhau, cụ thể:

– Cành và lá đều xanh lục (xanh).

– Cành và lá không màu hoặc vàng rất nhạt (trắng).

– Cành và lá có mảng trắng xen với xanh (lốm đốm).

Co-ren đã lấy hạt phấn ở từng loại hoa phát sinh từ mỗi loại nhánh này thụ phấn cho nhụy của từng loại hoa và nhận thấy rằng trong mọi phép lai, tính trạng của đời con luôn do mẹ quyết định (tức là giống với cây mẹ).

Và từ kết quả phép lai, Co-ren khẳng định chúng không tuân theo quy luật Menden, từ đó thuật ngữ “di truyền dòng mẹ” ra đời.

Di Truyền Ti Thể

Ti thể là một bào quan với màng kép và hiện diện ở tất cả sinh vật nhân thực. Ti thể có nhiều gen riêng nên sự di truyền các gen này tạo ra hiện tượng di truyền ti thể (mitochondrial genetic), trong đó, DNA ti thể gọi là mtDNA (mitochondrial DNA).

Trong quá trình thụ tinh của một loài, vì ti thể trong tinh trùng không xâm nhập được vào trứng, nên hợp tử không nhận được tinh trùng của bố.

Ví dụ: Ở người, có một số loại bệnh động kinh di truyền theo kiểu này. Khi mẹ bị bệnh thì tất cả các con sinh ra đều có khả năng bị bệnh này. Trong khi đó, nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì con sinh ra không mắc bệnh.

Di Truyền Plasmid

Plasmid là phân tử DNA vòng, nhỏ, không mang hệ gen chính của bộ gen. Di truyền plasmid chính là di truyền tế bào chất, giữ vai trò phụ trong hệ thống di truyền của vi khuẩn. Thêm vào đó, số lượng plasmid trong mỗi tế bào vi khuẩn không ổn định, sự truyền plasmid cho đời sau là ngẫu nhiên.

Đặc Điểm Của Di Truyền Ngoài Nhân

Bao gồm:

Đặc Điểm Di Truyền Của Gen Ngoài Nhân

– Tế bào chất có vai trò quan trọng nhất định trong sự di truyền các tính trạng từ thế hệ trước cho thế hệ sau.

– Các tính trạng di truyền không tuân theo quy luật di truyền của nhiễm sắc thể vì tế bào chất không được phân phối đồng đều tuyệt đối cho các tế bào con như đối với nhiễm sắc thể.

– Tuy kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau nhưng kiểu hình của F1 có điểm chung là giống với kiểu hình của cơ thể mẹ.

– Đời con luôn có kiểu hình giống mẹ.

Xem thêm tại: https://vietgen.vn/tin-chuyen-nganh/di-truyen-ngoai-nhan-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch Vụ Xét Nghiệm NIPT Ở Hà Nội

Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng GEN - VIETGEN

Xét Nghiệm ADN Ở Hà Nội